Họ Cao Đăng - Mân Trung
Mân Trung, Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa, Việt Nam

PHỤ PHẢ 5-bút tích bản dịch gia phả họ Cao

Cao Văn Thăng đăng lúc 01/03/2021 08:24. xem:889

BÚT TÍCH

BẢN DỊCH GIA PHẢ HỌ CAO

Đã có bút tích Bản dịch Gia phả từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ do ông Cao Đăng Hán và ông Cao Đăng Tiệp dịch và ghi chép lại vào năm Nhâm dần 1962. Bản dịch này viết đến đời thứ 7, được lưu tại nhà thờ. Chúng tôi chỉ Xin trích giới thiệu “lời nói đầu” Bản dịch.


“Trích lời nói đầu”

BẢN DỊCH GIA PHẢ

Nội dung:                 TOÀN VĂN BẢN DỊCH LỜI NÓI ĐẦU NHƯ SAU:

Bản gia phả của họ cao

Việt Nam dân chủ cộng hòa

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc


Năm thứ 18 tức 1962

Ngày     tháng 3 năm 1962

Sao y bản Gia phả bằng chữ Hán sang thành bản quốc ngữ để lưu truyền đời sau cho con cháu theo dõi.

LỜI NÓI ĐẦU

Bản gia phả họ cao

Gia phả là của nhà, do sử là của nhà nước, nước không có nhẽ không có sử, tức là nhà không có nhẽ không có gia phả. Cây phải có gốc, nước phải có nguồn, người phải có tổ tiên. Viết gia phả là: trước là để biết ơn tổ tiên, sau để lưu truyền, con cháu uống nước nên nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây. Núi sông còn có khi lở khi bồi, mà giống nòi có khi suy khi thịnh, biên (viết) gia phả chẳng phải là thủ cựu, họ ta đời trước cũng có điển tích trong Hương bạ. Theo trước lược biên nghe cũng có sự nghiệp, đến đời sau dần dần biến mất, nên sự nghiệp không tường nghe mang máng ông tổ họ Cao đến trước nhất để lập ấp thôn Mân Trung này. Tai có nghe các cụ nói chuyện, nhưng mắt không thấy.

Sở dĩ có nhà thờ mà xem anh em như chân với tay, nếu không có gia phả thì chẳng biết ai là anh, ai là em, đến ngày … tháng Bảy năm… đời Vua Khải Định (1916-1925) nguyên niên hội họp anh em trong họ lập thành bản gia phả này, đến nay vẫn ghi theo đời đời, những người có học thức nên ghi chép để lại cho đời sau, không nên coi gia phả là thừa và không quan niệm là của đời Đế quốc. Ta đánh đổ Đế quốc là đánh đổ con đường bóc lột, chứ không đánh đổ những cái tốt của nước ta. Sử là của giống giồng nước ta, gia phả là của tôn thống họ ta, ta không nên quan niệm như người dưng nước lã là vậy.

Theo lối viết gia phả: cứ hết đời nọ đến đời kia, trong một đời với nhau, không kể là nhiều tuổi hay ít tuổi, hãy bố mẹ là đời trước thì con là người đời sau chứ không kể lớn hay nhỏ. Có khi một người đến 20 tuổi với một người mới sinh cũng là một đời gọi là bày vai. Khi viết thì cứ con ông bác đứng trước, con ông chú đứng sau, ai là anh thì đứng trước, ai là em thì đứng sau, chồng đứng trước, vợ đứng sau, con trai đứng trước con gái đứng sau. Con gái mà gả chồng cho ai thì ghi cả tên họ người chồng, nếu chồng là người làng thì ghi người làng, hay người xã khác thì ghi cả xã huyện, tỉnh khác. Khi đã viết một người đứng lên hàng đầu thì phải ghi người ấy là con ông nào, con trưởng hay con thứ. Những người bố mẹ đã sinh ra mà chưa có vợ con chi cả mà bị chết đi thì ghi mất sớm, ghi cả ngày chết. Đời sau không nên viết người ấy vào gia phả nữa. Người con gái đã sinh mà chưa gả chồng mà bị chết thì cũng ghi như trên. Phàm viết gia phả không nên bỏ sót một người nào trong họ. Nếu một người lấy vợ chính mà không có con, nên người ta lấy vợ hai thì phải biên (viết) vợ chính trước vợ thứ đứng sau. Khi viết con thì không nên phân biệt con vợ thứ hay vợ chính, cứ kể là con trai mấy người, con gái mấy người. Trường hợp con nuôi thì cũng ghi cả, nhưng phải nói rõ là con trai hay con gái.

Trường hợp thứ 2 bố mẹ đã sỉnh ra con nhưng không nuôi được phải cho người khác nuôi cũng phải ghi rõ cho ai, người ấy chính trú quán ở đâu, huyện tỉnh xã nào.

                                                              Người sao lại bản Gia phả

                                                                       Cao Văn Tiệp                                                                                                                                                                                                     

                                                                  Ngày   tháng 3 năm 1962    

                                                              âm lịch tức là năm Nhâm dần.”

 BẢN GỐC:

 

: