Họ Cao Đăng - Mân Trung
Mân Trung, Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa, Việt Nam

PHỤ PHẢ 2- Những đóng góp của Dòng họ với quê hương

Cao Văn Thăng đăng lúc 01/03/2021 08:11. Cao Văn Thăng đã sửa (Tên) lúc 02/03/2021 03:14. xem:314

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DÒNG HỌ VỚI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

Từ năm 1680, khi di cư vào Thanh Hóa, ông bà tổ tiên họ ta đã là những người có công thành lập làng Mân Trung. Sổ sách của làng có ghi, khi lập khoán ước của làng (bằng chữ Hán) năm Chính Hoà 16 (1696), họ Cao ta có 5 ông ký vào khoán ước ấy, đó là: ông Cao Đăng Bảng, (chức Quan viên), ông Cao Đăng Đệ (chức Quản thủ), ông Cao Đăng Đài, Cao Đăng Khoa và ông Cao Đăng Kiều cùng ký khoán ước ấy. Đó là bằng chứng sự đóng góp xây dựng nếp sống văn hóa ở làng của dòng tộc họ Cao. Ngoài ra về phương diện cá nhân, các đời tiếp theo, đời nào cũng có nhiều người giữ các chức vụ trong xã hội, cống hiến xây dựng làng xã, xây dựng quê hương đất nước.

Từ đời thứ Nhất: Ông Cao Đăng Bảng khởi tổ của dòng họ, ông được nhà nước sắc phong: “Chánh đội trưởng Phó thiên hộ” là người có danh tiếng trong làng đã làm thủ khoán làng Văn, là tiên chỉ của làng (Tiên Chỉ- là người có chức vị cao nhất về mặt tế lễ, hương ẩm trong làng).

Đời thứ hai- chi Một- cành Hai: ông Cao Đăng Dương: Đời Lê Triều Cảnh Hưng tham gia chiến trận, ông được nhà vua phong sắc.

Đời thứ ba – chi Hai- cành Ba: ông Cao Đăng Tích: Đời Lê Triều Cảnh Hưng được phong sắc Đội trưởng.

Đời thứ tư – chi Hai - cành Hai: ông Cao Đăng Chiêm: làm hai khoá Lý trưởng, làm Thủ khoán làng Văn.

Đời thứ tư – chi Hai - cành Ba: ông Cao Đăng Nhân: giữ Thủ khoán làng văn.

Đời thứ sáu – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Hán: Triều Nguyễn có tham gia Ngũ Hương trong làng, giữ chức Hương Kiểm

Đời thứ sáu – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Hứng: Triều nhà Nguyễn, ông Hứng được làng bầu vào ngũ hương, giữ chức Lý Trưởng

Đời thứ bảy – chi Một –cành Một: ông Cao Đăng Kỳ: hiện là Trưởng tộc của dòng họ. Tham gia quân đội NDVN, là thương binh chống Mỹ. Cấp bậc Thiếu tá.

Đời thứ bảy – chi Một –cành Một: ông Cao Đăng Thả.: tham gia quân đội, hàm sỹ quan hải quân, là thương binh 2/4 (75%). Phó Giám đốc, Quyền Giám đốc Trạm thương binh Sầm Sơn. Bà Lê Thị Chuông, vợ ông Thả là cán bộ Nông Nghiệp huyện Đông Sơn.

Đời thứ bảy – chi 2 –cành 2: ông Cao Đăng Khơi: thời chống Pháp làm Trưởng huyện Công an Đông Sơn,  cấp bậc Đại úy.

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Toàn: Gia đình được thưởng huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất. Bà Phạm Thị Ven vợ ông Toàn được phong tặng “Mẹ Việt Nam Anh Hùng”

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Hoàn: là cán bộ hành chính huyện Đông Sơn.

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Hai : ông Cao Đăng Phú: Triều Nguyễn ông Phú giữ chức Hương Mục.

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Hảng: Ông làm Trưởng đội nông dân xã.

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Tiệp: làm Trưởng ban thuế của xã.

Đời thứ bảy – chi Hai – cành Hai: ông Cao Đăng Diếu: Ông tham gia quân đội chống Pháp. Bà Trần Thị Toái vợ ông Diếu, được Nhà nước phong tặng “Mẹ Việt Nam Anh Hùng”.

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Sổ: tham gia quân đội nhân dân Việt Nam. Cán bộ Cty Điện máy Thanh Hoá.

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Ba: ông Cao Đăng Thơi: tham gia 2 cụôc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chức vụ Trưởng ban Thanh tra Thương nghiệp Thanh Hoá.

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Ba: ông Cao Đăng Thái: tham gia công tác thống kê địa phương .

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Ba: ông Cao Đăng Quế: tham gia quân đội và thanh niên xung phong 

Đời thứ bảy – chi Hai –cành Ba: ông Cao Đăng Ninh: tham gia quân đội NDVN

Đời thứ tám – chi Một –cành Một: ông Cao Đăng Thăng (con ông Kỳ): tham gia quân đội NDVN, Bí thư Đảng uỷ Phường (TP HCM), Chủ tịch Công đoàn Quận (TP HCM).

Đời thứ tám – chi Hai –cành Một: ông Cao Đăng Cống: tham gia quân đội.

Đời thứ tám – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Tiêu: nguyên Phó chủ tịch UBND xã Đông Lĩnh.

Đời thứ tám – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Khoa: Trưởng phòng Cục Hải quan Thanh Hoá .

Đời thứ tám – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Học: Giám đốc Ban kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, Cố vấn tín dụng.

Đời thứ tám – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Tiến: Phó chỉ huy Vùng Bốn, Chủ nhiệm kỹ thuật vùng Bốn Hải quân. Cấp bậc Đại tá

 Đời thứ tám – chi Hai –cành Hai: ông Cao Đăng Nhất: Phó Đội trưởng Đội Điều tra Công an TP. Thanh Hóa, cấp bậc: Thượng tá

Đời thứ tám – chi hai –cành hai: ông Cao Đăng Thống: Vụ trưởng vụ nghiên cứu cơ quan UBKT TW. Ủy viên UBKT TW Đảng khóa XII

Đời thứ tám – chi Hai –cành Hai:  ông Cao Đăng Hiền: chuyên viên Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam.

Đời thứ tám – chi Hai –cành Hai: ông  Cao Đăng Biền: Cán bộ Công ty lâm nghiệp Tuyên Quang.

Đời thứ tám – chi Hai – cành Hai: ông Cao Đăng Hào: nguyên Chủ tịch UBND xã Đông Lĩnh. Tham gia Thanh niên xung phong.

Đời thứ tám – chi Hai – cành hai: ông Cao Đăng Thao: tham gia quân đội NDVN. Hai lần được phong danh hiệu: ”Dũng sỹ diệt Mỹ”.

Đời thứ tám – chi Hai – cành Hai: ông Cao Đăng Vỹ: Chủ tịch Trọng tài kinh tế huyện Đông Sơn. Bí thư Đoàn Bộ nông nghiệp & PTNT. Trưởng Đoàn đo đạc Bản đồ Tỉnh Thanh Hoá.

Đời thứ tám – chi Hai – cành Hai: ông Cao Đăng Đại: đi thanh niên xung phong, Trưởng phòng Vật tư Cơ khí Hậu Hiến Thanh Hóa.

Bà Lê Thị Xuyên vợ ông Đại: nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lĩnh.

Đời thứ tám – chi Hai – cành Hai: ông Cao Đăng Thăng: Giám đốc nhà khách Tỉnh uỷ Thanh Hóa. Tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam, là thương binh chống Mỹ.

Đời thứ tám – chi Hai – cành Hai: ông Cao Đăng Hiểu: Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa. Tham gia quân đội NDVN, là thương binh chống Mỹ.

Đời thứ tám – chi Hai – cành Hai: ông Cao Đăng Mạnh: Phó Hiệu Trưởng phân hiệu Hai Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, Phó Hiệu Trưởng trường Cao Đẳng Y Thanh Hoá. Viện trưởng Viên Công nghệ Thực phẩm chức năng VN.

Đời thứ tám – chi Hai – cành Hai: ông Cao Đăng Long: tham gia quân đội NDVN. Công an tỉnh Thanh Hoá, Cấp bậc Thượng tá.

Đời thứ tám – chi Hai – cành Ba: ông Cao Đăng Luyện: Thượng tá công an tỉnh Thanh Hóa.

 Tham gia quân đội Đời thứ Tám còn có các ông: Cao Đăng Tư, Cao Đăng Lai, Cao Đăng Thành, Cao Đăng Chí, Cao Đăng Thắng, Cao Đăng Liên, Cao Đăng Sơn, Cao Đăng Thuỷ, Cao Đăng Hải, Cao Đăng Thông, Cao Đăng Thành, Cao Đăng Bằng, Cao Đăng Sâm, Cao Đăng Hưng, Cao Đăng Hạ.

Đời thứ Chín tham gia quân đội có các ông: Cao Đăng Đức, Cao Đăng Sáng, Cao Đăng Chân, Cao Đăng Chính, Cao Đăng Luyến, Cao Đăng Giáp, Cao Đăng Huynh, Cao Đăng Luận.

Đời thứ chín – chi Hai – cành Hai: ông Cao Đăng Hoàng Sơn: Phó vụ trưởng, vụ Tổ chức cán bộ Ban tổ chức Trung ương Đảng. Vụ trưởng Vụ địa phương 2, Ban tổ chức Trung ương Đảng

Đời thứ chín – chi Hai- cành Ba: ông Cao Đăng Đức, Giám đốc Viettel Thanh hóa.

Trong thời kỳ chống Pháp họ ta có 20 người tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến, người đi dân công, người vào quân đội, người làm nghĩa vụ quốc tế vv…

Thời kỳ chống Mỹ họ ta có trên 60 người tham gia quân đội, 11 người anh dũng hy sinh trở thành liệt sỹ, gồm các ông:

Cao Đăng Đồng, Cao Đăng Thứ, Cao Đăng Ba, Cao Đăng Bảy, Cao Đăng Lợi, Cao Đăng Thập (chống Pháp), Cao Đăng Bân, Cao Đăng Chất, Cao Đăng Huấn, Cao Đăng Lạc, Nguyễn Đình Sinh (cháu ngoại).

 7 người là thương binh, bệnh binh, 2 gia đình có mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng” là bà Trần Thị Toái và bà Phạm Thị Ven.

Những đóng góp đó, những thành tích đó, những người con của dòng họ Cao Đăng - Mân Trung đã góp phần xứng đáng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dòng tộc./.

 

 

 


Bình luận ( 0 )
.