Họ Cao Đăng - Mân Trung
Mân Trung, Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa, Việt Nam

MỘ CHÍ DÒNG HỌ CAO ĐĂNG

Cao Văn Thăng đăng lúc 06/03/2021 03:05. xem:1086

   Năm 1964, trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ họ ta đã quy tập mộ chí tổ tiên tại một nơi mới sau núi Voi để tiện việc trông nom.

  Sau này con cháu thấy địa điểm vị trí quá xa nên đưa phần mộ tổ tiên lại phía trước núi Voi, xây thành đài tưởng niệm, trong đó bao gồm: Bia 11 liệt sĩ. Đài tưởng niệm của dòng họ xây năm 1992 tương đối vững chắc.  

  Năm Ất Dậu 2005.

Quốc hiệu “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “

Dòng họ ta đã hưng thịnh, con cháu hiếu thuận. Ông Cao Đăng Kỳ (Trưởng tộc) cùng con cháu trong họ lập bia, xây lăng để tri ân cội nguồn tổ tiên (gia đình ông Kỳ sống ở Sài Gòn uỷ nhiệm cho ông Cao Đăng Thả - em trai ở làng tiến hành chỉ đạo xây dựng). Ông Cao Đăng Mạnh (Tiến sỹ Y khoa) là người có ý tưởng, xướng xuất và có nhiều thời gian công sức, tiền của đầu tư xây dựng công trình. Bà Phạm Thị Sự là vợ ông Cao Đăng Tiệp (thuộc đời thứ 7, chi 2, là phụ Mẫu ông Cao Đăng Mạnh...), đã có công lớn động viên con cháu, gia đình bà đã có đóng góp quan trọng cả về công sức và tiền của giúp cho công trình được hoàn thiện khang trang.


Ban tổ chức xây dựng gồm các ông:

1

Cao Đăng Thả (Trưởng ban)

7

Cao Đăng Khoa

2

Cao Đăng Hào                    

8

Cao Đăng Thành -xóm 7

3

Cao Đăng Vỹ

9

Cao Đăng Sơn

4

Cao Đăng Đường 

10

Cao Đăng Thịnh

5

Cao Đăng Ninh

11

Cao Đăng Huynh

6

Cao Đăng Tư       

12

Cao Đăng Thành (xóm 8)

 

Con cháu từ 4 phương ai ai cũng đồng lòng góp công, góp sức xây dựng khu lăng .

   Lăng mộ dòng họ tọa lạc tại chân núi Voi thuộc địa phận làng Mân Trung xã Đông Lĩnh huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá. Nay là phường Đông Lĩnh, Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

    Khu đất vuông vắn. Diện tiền nhằm hướng mặt trời mọc có ánh thái dương ngày ngày soi rọi. Chân đạp núi Cánh diều là ý muốn được như Hồng hạc bay cao. Đầu gối lên núi Voi là muốn dòng họ vững bền mãi mãi. Việc đóng góp, cung tiến toàn thể các hộ trong họ đều tham gia đóng góp tiền của. Số bà con cung tiến lớn được ghi Bia.  

  Trong quần thể khu lăng gồm các công trình sau:

 1- Bia đá cao 1,950m, rộng 1,00m dày 0,200m. Bia có 2 bệ đá, tổng chiều cao bệ phần nổi 0,45m.

Nội dung mặt trước ghi: Khu mộ tổ Dòng họ Cao Đăng - Mân Trung và họ tên ông tổ, bà tổ, gồm: Khởi tổ cụ Cao Đăng Bảng kỵ ngày 14/7 âm.

Chi thứ Nhất ông Cao Đăng Đệ, kỵ 20/7, bà Nguyễn Thị Chất, kỵ 21/1; Chi thứ Nhì ông Cao Đăng Đài, kỵ 16/3, bà Cao Thị Nhiên, kỵ 22/2).

Mặt sau ghi : xuất sứ dòng họ, ban tổ chức xây dựng và ghi công đức, gồm: Bà Phạm Thị Sự cung tiến ốp đá 3 ngôi mộ tổ 10.500.000. Ông Cao Đăng Mạnh cung tiến tấm bia lớn 13.100.000. Ông Cao Đăng Hiểu cung tiến 4.000.000, Cao Đăng Tuấn 3.000.000, Cao Đăng Thả 2.500.000, Cao Đăng Hùng 2.000.000, Cao Đăng Kỳ 1.000.000, Cao Đăng Đức 500.000, Cao Thị Chức 500.000, Cao Đăng Thăng 300.000, bà Cao Thị Sơn 300.000, Cao Thị Tiến 300.000 cùng nhiều con cháu dâu rể. Sự cung tiến này cùng với đóng góp cung tiến của toàn họ còn được ghi trong sổ Vàng truyền thống của Dòng họ.


 2- Mộ ba vị tiền bối được ghép đá màu trắng dày 0,07m (7cm)

 3- Danh Bia tưởng niệm hai Mẹ Việt Nam Anh Hùng là: Phạm Thị Ven, kỵ 3/3/2002, mẹ Trần Thị Toái, kỵ 10/10/ 2012, và 11 liệt sỹ. Trong đó 01 liệt sỹ chống Pháp:

Cao Đăng Thập, kỵ 4/4/1951 và 10 liệt sỹ chống Mỹ: Cao Đăng Đồng, Cao Đăng Bân, Cao Đăng Thứ, Cao Đăng Lợi, Cao Đăng Chất, Cao Đăng Ba, Cao Đăng Lạc, Cao Đăng Bảy, Cao Đăng Huấn, Cao Đăng Sinh (cháu ngoại)

 4- Nhà bia kiến trúc mái cong cổ kính; 

  Khu lăng mang tính lịch sử của dòng họ. Tổng vốn đầu tư lớn. Ngoài sự đóng góp mỗi hộ trong họ 200.000đ còn có sự cung tiến của con cháu bốn phương.

Tiền đóng góp 200.000đ/hộ  = 16.300.000đ.

Nhưng tiền cung tiến lên tới  = 55.830.000đ.

Đã có tới hơn 32 thập kỉ lại mới có sự huy động vốn lớn như thế.

 

           

      Đài tưởng niệm cũ của dòng họ năm 1992                 Lăng mộ xây năm 2005


                            

                       Bia đá khu                                            Ba ngôi mộ tổ.Từ phải sang:

                                                                                     Cụ Bảng, cụ Đệ, cụ Đài


  

                                                            Mặt sau lăng cùng 3 mộ tổ


Năm 2021, con cháu dòng họ Cao Đăng, góp công góp sức, tài chính, đã trùng tu tôn tạo khu lăng mộ tổ, khang trang đẹp đẽ.

Nôi dung tôn tạo: Xây tường bao quanh khu lăng, xây khu mộ tập thể, bức bình phong. Lắp 3 đèn Năng lượng mặt trời, chiếu sáng ban đêm, lắp Đài niêm phật ...

Tổng kinh phí trên 100 triệu đồng