I- Bài Diễn văn kỷ niệm: do ông Cao Văn Thăng đời 8 trình bày
DIỄN VĂN KỶ NIỆM 340 NĂM DÒNG HỌ CAO ĐĂNG LÀNG MÂN TRUNG
Kính thưa: - Cao Tộc,
– Kính thưa các vị
khách quý,
– Kính thưa các ông, các bà
cao niên dòng họ Cao Đăng, thưa bà con cô bác, con cháu họ Cao gần xa, đã hiện
diện tại đây.
Hôm nay, ngày 14/8/2019 là ngày 14/7/Kỷ Hợi, chúng ta họp mặt tại nhà thờ để chào
mừng ngày khánh thành nhà thờ họ được cải tạo nâng cấp mới, đồng thời làm giỗ cụ
Tổ Cao Đăng Bảng (ngày 14/7). Đặc biệt, toàn thể con cháu hậu duệ họ Cao làm lễ
kỷ niệm 340 năm dòng họ Cao Đăng (1680-2020).
Được sự phân công của Ban tổ chức, tôi xin
trình bày một số tư liệu lịch sử của Dòng họ qua 340 năm. Với tư cách là người
chép sử của Dòng họ, chúng tôi muốn nhân dịp này chúng ta cùng nhau ôn lại chặng
đường lịch sử đã đi qua, để thấy được sự phát triển không ngừng của dòng họ. Từ đó nhân lên niềm tự hào, mình là con cháu Dòng họ Cao
Đăng.
1-
VỀ NGUỒN GỐC DÒNG HỌ VÀ VIỆC LẬP GIA PHẢ
Vào thế kỷ 17 năm
Chính Hoà thứ nhất 1680, nước nhà có nhiều binh biến, nhân dân phải bỏ làng mạc
di cư vào nam, họ ta có 3 cụ Cao Đăng Bảng, Cao Đăng Đệ và Cao Đăng Đài, dẫn đầu
họ Cao từ Hải Dương vào sinh cơ lập nghiệp ở làng, và lập nên dòng họ Cao Đăng.
Cụ Bảng là anh Cả, người có danh tiếng trong làng đã làm thủ khoán làng Văn,
ông lại có sắc phong của nhà nước: “Chánh
đội Trưởng Phó Thiên hộ”, là tiên Chỉ của làng, nên họ tôn cụ Bảng là khởi
tổ họ Cao Đăng. Ông Bảng mất ngày 14/7.
Từ đây, năm 1680, họ
ta đã ra đời, có 2 chi: chi Nhất là cụ Cao Đăng Bảng, cùng người em kế là ông
Cao Đăng Đệ, chi Nhì là ông Cao Đăng Đài.
Từ khi lập họ đến nay, các cụ đã để lại cho
con cháu những di sản quí báu đó là: Quyển gia phả bằng chữ Hán, ba gian nhà thờ
bằng gỗ lim, tường xây, ngói lợp khang trang mát mẻ, là nơi thờ cúng tổ tiên,
ngày giỗ tết con cháu tập trung bàn những công việc lớn nhỏ trong họ. Ngôi nhà thờ này năm 2019 được con cháu đồng tâm góp công góp sức, cung tiến tiền của nâng cấp thành 2 tầng khang trang đẹp đẽ. Việc họ
được duy trì đến nay đã được 340 năm, là niềm tự hào của dòng họ chúng ta.
Về việc thiết lập gia phả
Gia phả của họ được lập bằng chữ Hán. Năm
1962, Gia phả, đã được hai ông Cao Đăng Hán và Cao Đăng Tiệp đời thứ Bảy dịch
ra chữ Quốc ngữ, ông Cao Đăng Vỹ đời thứ Tám ghi lại, từ đó con cháu mới biết
rõ hơn về nguồn gốc tổ tiên của mình.
Gia phả đã được tu chỉnh 5 lần, lần thứ 5 vào
năm 2011, Gia phả đã được biên tập, biên soạn đồng thời chỉnh sửa bổ sung các đời,
viết tiếp đời thứ Chín, thứ Mười cho phù hợp giai đoạn hiện nay và in ấn phát
hành, hầu như mỗi gia đinh đều có quyển này. Chúng ta cũng đã lập được phả đồ
dòng họ treo tại nhà thờ. Năm 2018, Gia phả của họ đã được đưa lên trang
Internet, con cháu mọi miền có thể truy cập rộng rãi. Mọi người có thể vào
trang Web: “hocaomantrung.hotoc.vn” là tìm được mọi thông tin Dòng họ.
2- SỰ PHÁT TRIỂN CÁC THẾ HỆ NỐI
TIẾP
Từ
năm 1680 đến nay, dòng họ đã phát triển được 11 đời. Trải qua 340
năm, con cháu cụ Cao Đăng Bảng phát triển thành dòng họ Cao Đăng lớn mạnh như
ngày nay, với trên 902 thành viên, trong đó có trên 350 thành viên con trai, sống
trên mọi miền đất nước.
3- SỰ PHÁT TRIỂN TRONG XÂY DỰNG NHÀ THỜ, LĂNG MỘ
- Về việc xây dựng nhà thờ:
Hoạt
động Tông đường được nối tiếp cho đến đời ông Cao Đăng Đãi, đời thứ 6, chi Một
cành Một, họ đã đóng góp quỹ xây dựng nhà thờ bằng lúa - lúc đó là 200 đấu. Năm
1947, họ đã làm một nhà thờ 3 gian bằng gỗ lim, có cửa lớn bằng gỗ lim, tường gạch,
lợp ngói, trên mảnh đất diện tích 6 thước của họ tại xóm Phú, làng Mân Trung hiện
nay.
Trong những năm tiếp theo 1994-2018 dòng họ
tiếp tục quyên góp để tôn tạo, làm mới nhà thờ, nội dung tôn tạo, mua sắm mới,
gồm: Bàn thờ lớn, bổ sung nhiều đồ thờ, bàn thờ ông công, bà cô, quần áo tế lễ,
cờ lễ hội, hồng kỳ, quốc kỳ…Đảo ngói, lát gạch nền nhà, trồng cây Đa, cây Đề,
xây tường rào, làm hòn non bộ… làm mới cổng
nhà thờ, làm mới 3 bộ cửa chính gỗ lim, nhà thờ đó tồn tại đến năm 2018.
Năm 2019, được sự thống nhất của đa số con
cháu trong họ, nhà thờ được nâng cấp thành 2 tầng, tôn thờ các vị tiền bối tầng
2, tạo không gian tầng 1 rộng rãi, thuận tiện cho việc tế lễ, hội họp sinh hoạt
của họ
Năm 2010 nhà thờ đã được UBND huyện Đông Sơn
cấp “Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất”,
diện tích 112m2 là căn cứ Pháp lý để cả họ yên tâm thờ phụng ông bà
tổ tiên.
- Về việc xây dựng Lăng mộ:
Năm Ất Dậu 2005, Quốc hiệu “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “ Dòng họ ta đã hưng thịnh, con cháu hiếu thuận. Ông Cao Đăng Kỳ (Trưởng tộc) cùng con cháu dòng họ lập bia, xây lăng để tri ân cội nguồn tổ tiên. Ông Cao Đăng Mạnh (Tiến sỹ Y khoa) là người có ý tưởng, xướng xuất và có nhiều thời gian công sức đầu tư xây dựng công trình. Sự đóng góp to lớn của con cháu trong họ đã dựng nên một khu lăng mộ bề thế, trang nghiêm, tâm linh, gồm: Nhà bia, Bia lớn tưởng niệm, 3 ngôi mộ tổ. Bia ghi danh 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng và 11 liệt sỹ trong họ. Đây là niềm tự hào, tâm đức của hậu duệ con cháu họ cao.
4- SỰ PHÁT TRIỂN TRONG VĂN HÓA GIÁO DỤC
Hòa bình lập lại nhiều con cháu đã tích cực học
tập đạt học vị cao, tính đến nay, đã có trên 98 người có trình độ từ Cao Đẳng,
Đại học, Thạc sĩ đến Tiến sĩ. Một số tu nghiệp học tập ở nước ngoài, nhiều người
thoát luỹ tre làng làm công nhân các nhà máy xí nghiệp trên toàn quốc, nắm các
cương vị lãnh đạo trong xã hội.
(có 12 người học hàm Tiến sĩ, Thạc sĩ, gồm: 1
Tiến sĩ y khoa ông Cao Đăng Mạnh, 11 Thạc sĩ, gồm: ô. Cao Đăng Thăng (con ông Kỳ), bà Nguyễn Thị Sáo (vợ ông Vượng, con ông Thả), Cao Thị Nguyệt (con ông Khoa),
Cao Đăng Hoàng Sơn (con ông Thăng), Cao Thị Hương (con ông Hiểu), Cao Đăng Tuấn
(con ông Tính Đà Nẵng), Cao Đăng Kiên (con ông Luyện), Cao Thị Hương (con ông Học),
Cao Thị Mai Anh (con ông Tiến), Cao Thị Hồng Ngọc (con ông Nhất) và Cao Đăng Tuấn Anh (con ông Thảng)
Họ đã tổ chức được Hội khuyến học, khen thưởng
kịp thời các cháu đỗ Đại học, giáo dục con cháu hướng về cội nguồn. Chính vì lẽ
đó họ ta được UBND xã Đông Lĩnh hai lần cấp “Giấy chứng nhận dòng họ hiếu học
tiêu biểu”, đó là niềm tự hào của họ ta. Đồng thời cũng là tấm gương để
con cháu tiếp tục truyền thống gia đình và dòng họ.
5- PHONG TRÀO ĐÓNG GÓP VÀ CUNG TIẾN XÂY DỰNG NHÀ THỜ, LĂNG MỘ
Trước đây ông bà ta
đóng góp quỹ xây dựng nhà thờ bằng lúa. Việc đóng góp và cung tiến xây dựng bằng
tiền mới bắt đầu từ những năm gần đây và đã đã trở thành nếp sống văn hoá của
dòng họ.
Từ
năm 1994-2018 đóng góp cung tiến trên 200 triệu đồng để tu bổ, mua sắm hiện vật
nhà thờ. Năm 2019, được sự thống nhất của đa số con cháu, họ đã tiến hành cải tạo
trùng tu nâng cấp nhà thờ lên 2 tầng. Việc nâng cấp nhà thờ lên 2 tầng, họ đã
huy động được số tiền trên 670 triệu đồng, mỗi Đinh đã đóng góp 1 triệu đồng,
còn lại là tiền do cá nhân trong họ cung tiến. Hội họ Cao tại Hà Nội cung tiến
10 Triệu đồng. Các hiện vật nhà thờ, lăng mộ đều được con cháu cung tiến làm mới.
Sự
đóng góp, cung tiến được ghi đầy đủ trong sổ Vàng truyền thống của họ.
6- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DÒNG HỌ VỚI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC.
Từ năm
mới lập nghiệp -1680, khi di cư vào Thanh Hóa, ông bà tổ tiên họ ta đã là những
người có công thành lập Làng, Năm Chính Hoà 16 (1696), làng xây dựng khoán ước
(bằng chữ Hán) họ Cao ta có 5/9 ông ký vào khoán ước ấy, đó là: ông Cao Đăng Bảng,
(chức Quan viên), ông Cao Đăng Đệ (chức Quản thủ), ông Cao Đăng Đài, ông Cao
Đăng Khoa và ông Cao Đăng Kiều cùng ký. Ngay từ những ngày mới thành lập, ông bà ta đã góp công sức
xây dựng Hương ước, nếp sống của nhân dân địa phương.
Với
chức danh được nhà nước sắc phong: “Chánh đội Trưởng, Phó Thiên hộ” và
chức Quan viên, ông Tổ Cao Đăng Bảng đã
góp phần cai quản vùng đất này, lại là người có tiếng trong làng, làm thủ khoán
làng Văn, ông trở thành tiên Chỉ của làng (tiên Chỉ- là người có chức vị cao nhất
về mặt tế lễ, hương ẩm trong làng). Các đời tiếp theo, nhiều người giữ các chức
vụ trong xã hội, cống hiến xây dựng quê hương, xây dựng đất nước, được nhà vua
sắc phong. Được dân bầu giữ chức Hương Mục, Lý trưởng.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, nhiều người tham gia quân đội, công an được
phong hàm Trung Cao cấp.
Thời
kỳ chống Pháp họ ta đã có 8 người đi bộ đội, 8 người đi dân công tiếp viện, có
2 người tham gia nghĩa vụ Quốc tế bên Lào. Hai người đi Thanh niên xung phong.
Thời chống Mỹ có trên 60 người tham gia quân đội NDVN. Có 11 người đã anh dũng hy sinh trở thành liệt sỹ,
7 người là Thương binh, bệnh binh. Hai mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Mẹ
Việt Nam anh hùng”: bà Phạm Thị Ven và Trần Thị Toái. Một người hai lần được
phong danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ”. Nhiều người trong họ được thưởng Huân, Huy chương cao
quý do Nhà nước phong tặng.
Trong xã hội, họ ta
đã có nhiều người tham gia cán bộ lãnh đạo từ cấp thôn, xã, phường, huyện, quận,
tỉnh, đến cấp Trung ương, với các chức vụ: Hàm Thứ trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc
các ngành, các tổ chức xã hội cấp tỉnh. Chủ tịch Công đoàn Quận, Trưởng Công an
Huyện, … Chủ tịch, phó Chủ Tịch UBND xã, Chủ tịch Đội Nông dân xã…
Với những hy sinh
đó, cống hiến đó, những người con họ Cao đã góp phần xứng đáng trong xây dựng đất
nước, quê hương.
7- TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN là tất yếu trên con đường đi lên của Dòng họ.
Những
thành công trong 340 năm qua, trước hết là sự nỗ lực tinh thần trách nhiệm của
Ban Tổ chức các thời kỳ, sự hưởng ứng của con cháu trong họ ta.
Để
Dòng họ không ngừng phát triển, đi lên, một số nhiệm vụ cần làm là: Ban Tổ chức họ dưới sự chỉ đạo của Trưởng Tộc,
phải luôn luôn được kiện toàn, nhiệt tình với công việc họ, không quản thời
gian, công sức, trí tuệ, có tâm và có tầm, trên cơ sở tiếp thu ý kiến các bậc
lão thành, những người tâm huyết và bà con trong họ để duy trì hoạt động Từ đường.
Ngược lại, con cháu, mọi thành viên trong họ cũng phải quan tâm đến sự phát triển
của dòng họ, coi việc họ như là việc gia đình mình.
Tiếp
tục duy trì hoạt động của Hội khuyến học khuyến tài, hỗ trợ những gia đình khó
khăn, tạo điều kiện cho con cháu học hành tiến bộ.
Các hoạt động thường xuyên khác như
nghiên cứu sưu tầm công đức tổ tiên, tiếp tục biên soạn tộc phả, bổ sung những
thay đổi của từng gia đình vào tộc phả, kết nối dòng họ, vinh danh nhân tài,
vinh danh người có công với việc họ, phát huy những kinh nghiệm tốt có được từ
thực tiễn hoạt động trong 340 năm qua.
Kỷ
niệm 340 năm thành lập dòng ho Cao Đăng. Chúng ta hướng về tổ tiên, càng tự hào
về tiền bối bao nhiêu, các thành viên trong họ, các con cháu họ Cao, càng ý thức
được trách nhiệm và tâm huyết với dòng họ, tìm về cội nguồn, tri ân tiên tổ. Đó
chính là sức mạnh kết nối phát triển dòng họ ngày càng lớn mạnh, gắn
bó anh em trong tình đồng tộc, sẻ chia, đồng tâm, đồng thuận, chuyển giao
giữa các thế hệ để cùng nhau giữ gìn phát huy truyền thống rất đỗi tự hào của
dòng họ Cao Đăng.
Những
thành công hoạt động việc họ có được trong 340 năm qua, thật xứng đáng để cả
tộc họ Cao, vui mừng kỷ niệm, cùng nhau chúc mừng những việc đã làm tốt, chỉ ra
những bài học cần thiết, để tất cả các con cháu, tiếp
tục hướng tới mục tiêu đoàn kết cùng nhau trong dòng tộc, nối tiếp truyền thống
tổ tiên, xây dựng và phát triển dòng Họ Cao mãi mãi trường tồn, giữ gìn truyền
thống tổ tiên danh thơm muôn thuở.
Kính chúc các quí vị đại biểu, các vị khách
quí và toàn thể bà con cô bác anh chị em họ Cao cùng toàn thể các gia đình: sức
khỏe, hạnh phúc và thành công!
Xin trân trọng cám ơn!
II- CHÚC VĂN : LỄ KHÁNH THÀNH TỪ ĐƯỜNG;
KỶ NIỆM 340 NĂM DÒNG HỌ CAO ĐĂNG.
(Làng
Mân Trung- Đông Lĩnh- TPTH)
Việt Nam quốc! Thanh Hóa tỉnh! Thanh Hóa
thành phố,
Đông Lĩnh xã, Mân
Trung thôn.
Linh thiêng: Cao
Đăng tộc Từ đường
Tuế thứ: Kỷ Hợi niên; Thất nguyệt, Thập Tứ nhật!
Tín chủ chúng con là:
Cao Đăng
Kỳ - Trưởng
tộc Cao Đăng
Cùng Nam nữ, tử tôn nội ngoại Hậu duệ
tộc Cao Đăng
Tu thiết lễ nghi,
Khấu đầu cẩn, cẩn... tấu!
Cung thỉnh: Cao tằng tổ khảo! Cao
tằng tổ tỷ!
Cung thỉnh:
Anh linh các bậc tiền nhân, tiên tổ Dòng tộc Cao Đăng
Chúng con Kính Nghĩ!
Nhà: có Linh khí gia tiên! Nước:
có hồn thiêng sông núi...!
Ơn tiên tổ cội nguồn, cháu con
nối đời hương khói,
Để “Gia đạo, gia lễ, gia phong” truyền mạng mạch muôn... đời.
Lẽ đời:
Mộc
xuất thiên chi do hữu bản; Thủy lưu vạn phái tổ tòng nguyên.
Nghĩa là :
Cây nảy nghìn cành do có gốc;
Nước chảy muôn phương bởi có nguồn
Gốc có vững cây mới
khỏe cành xanh lá;
Nguồn có sâu nước mới
biển rộng sông dài
Tiên tổ cội nguồn là
ánh ban mai
Để hậu duệ đón linh
khí như ngàn dòng.... sữa mẹ.
Gốc nhân trồng: nên cháu con thịnh vượng;
biết cách cùng nhau xử thiện Ba bề,
Nguồn đức khơi: để
hậu duệ thêm dài,
Khiến Ngũ phúc giữa đời... gồm đủ.
Chuyện xưa còn đó!
Từ Hải Dương, Thủy tổ vào xứ Thanh lập
nghiệp,
Đệ nhất Chính Hòa niên - vào buổi Lê triều.
Lật trang quốc sử :
Biết dòng họ Cao Đăng
học vấn tinh thông
Ngẫm truyền thống quê hương;
Thấy Thủy tổ được Vua ban
chức:Chánh đội trưởng, phó thiên hộ.
Kế thế tiền nhân, nối đời chiếm giữ: Vị trí quan viên, chức dịch trong
làng
Mừng hôm nay!
Nhờ hồng phúc tổ tiên phù trợ,
Hậu duệ tộc Cao Đăng lớp lớp trưởng thành;
Bản lĩnh kiên cường, trí tuệ thông minh;
vững chân bước trên con đường ...lập nghiệp.
Đường học vấn: tinh thông mọi lẽ; nghiệp
kinh doanh phát triển trăm bề
Có hạnh phúc hôm nay; Ân tổ tiên tử tôn khắc cốt;
Đón
ngày mai thêm no, thêm ấm; Đức tiền
nhân, hậu thế ký tâm!
Đây
nền nhân, đây gốc nghĩa, do Tổ tiên gây dựng mà nên
Này lá
ngọc, này cành vàng: bởi công đức chất chồng.... mới có
Với tấm lòng tri ân Tiên Tổ,
Chúng con:
Đã qui tập Mộ phần của các bậc tiền nhân,
Tôn
tạo Lăng, Bia: uy nghi, đường bệ
Tròn Đạo Hiếu của
cháu con hậu duệ
Thật
xứng tầm với công đức ...Tổ tiên
Từ xa xưa:
Hậu duệ đã dựng Từ đường
hương khói phụng thờ
Kế thế: nhất tâm, đời
đời cung kính
Năm tháng trôi qua,
nắng mưa dầu dải
Ngôi từ đường đã bị
phong hóa muôn phần
Không còn xứng với cội
nguồn ... tiên tổ.
Các bậc cao niên trong dòng họ:
Vận động cháu con Hậu duệ cung
tiến kim ngân,
Nhất tâm tái thiêt Từ
đường, trên nền xưa móng cũ.
Để xứng tầm với
công đức tiền... nhân.
Chúng con nhất
tâm chọn từng viên ngói, viên gạch...
Kén thợ có tay
nghề cao, lại có tâm hướng thiện;
Tham gia kiến
thiết Từ đường, trong tâm thức: kính tổ tiên.
Tìm người chữ tốt,
văn hay; soạn thảo Hoành phi, Câu đối,
Sơn son thiếp vàng, cho Hương án tăng thêm nét tôn kính, thanh tao
Ơn Trời, Đất che chở ; Nhờ hồng phúc Tổ Tiên phù hộ;
Ngôi từ đường đã hoàn
thành viên mãn ;
Như tấm lòng "hậu
thế kính.... tiền.... nhân"
Hôm nay:
Nhằm buổi đẹp trời, kén giờ hoàng đạo
Chúng con kính cẩn hành lễ nghi:
- Khánh thành Cao Đăng
tộc Từ đường ;
- Kỷ niệm 340 năm dòng
tộc Cao Đăng nối dài... hậu duệ.
Tấm lòng thành
thắp một tuần nhang; Con cháu kính cội nguồn.. tiên tổ
Từ
buổi Thủy tổ vào Thanh khai nền, dựng nghiệp
Trải Ba
trăm Bốn mươi (340) năm lần lượt đi qua
Từ
một thân nhân, nay có hơn 300 xuất Đinh: nảy lộc khai hoa
Từ một quê hương, nay có cả trăm miền... lập nghiệp.
Từ một thân nhân dựng nền, mở đất
Nay Tộc Cao Đăng có cả Một
nghìn người.
Tự hào thay:
Đất Đông Lĩnh "chiều lòng thủy tổ"
danh tiếng Cao
Đăng vang khắp mọi miền
Quê Mân Trung " Chim đậu đất lành"
kế thế cháu, con thảy đều phương trưởng.
Giữ cương vị chức danh quản lý; sáng danh là
Cán bộ Trung ương.
Đảm nhiệm chức danh: Trưởng huyện Công an,
Chủ Tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban cấp xã
Trong chiến tranh vệ quốc :
Tộc Cao Đăng: "Góp nước làm sông, góp đèn làm rạng".
Trai tráng tòng quân: bảo vệ non sông, gìn giữ cơ đồ.
Dòng máu đỏ tươi, tô thắm Quân Kỳ;
Nguồn sữa trắng trong, nuôi dòng Cao tộc.
Hai (2) bà mẹ Việt Nam anh hùng; Sưởi ấm 11 hương hồn liệt sỹ.
Nhiều thương binh, Thanh niên xung phong chống Mỹ.
Để lại một phần xương thịt, chiến trường xa
Xã tắc thanh bình, vang khúc khải hoàn ca
Tộc Cao Đăng kiêu hãnh, tự hào: đã góp nhiều.... xương máu.
Trong hòa bình dựng xây đất nước:
Tộc Cao Đăng vững bước kiên cường
Con, cháu được chọn vào: Quân đội,
Công an
Phấn đấu không ngừng: Có hàng chục sỹ
quan ...Trung cao cấp.
Học vấn, học hàm: Cử nhân, Thạc sỹ
Tiến sỹ Y khoa, dạng danh tiên tổ
Con cháu vươn xa, lập nghiệp tận... trời Tây.
Kinh tế nâng cao, cuộc sống đủ đầy
người người ấm no, nhà nhà Cát khánh!
Xin kính cẩn báo công trước tiên tổ hôm nay:
Thành tựu ấy, là nén Tâm nhang: Dâng cội
nguồn... tiên liệt.
Trong trầm mặc trang nghiêm, Giữa
khói trầm nghi ngút;
Chúng con:
Mượn khói nhang thỉnh tới Hoàng thiên !
Nhờ trống phách tấu trình.... Bản
thổ
Kính cẩn cung nghinh: Bát
hương, Thần vị ;
Dâng Ban thờ: Cao Đăng tộc
Từ....đường.....
Thật là:
Mừng bao năm: “Khổ tận cam lai”;
Vui mấy độ: "Châu về Hợp phố".
Trước chính tẩm từ
đường Cao tộc;
Con, cháu muôn nơi“ Quần tụ hiếu đường”
Một lạy này! Xin ghi nhớ ơn sâu Tổ
tiên- như Đông Hải đại ;
Một lạy này! Xin dâng nghĩa nặng lên công đức ông cha -
tựa Thái Sơn cao .
Trên ban thờ tổ tiên.
Chúng con kính
cẩn dâng lên:
Trà quả hương
đăng, mãn đàn phẩm vật;
Bánh kẹo, gà sôi; Phù lưu, thanh chước;
Bạch Lạp sáng bừng, lấp lánh đàn duyên
Chúng con Thỉnh cầu!
Anh
linh tổ tiên đang ngự nơi đầu mây, cuối gió
Phù hộ, độ trì cho cháu con khắp gần, xa
Phú,
Quý, Thọ, Khang, Ninh: phủ khắp toàn gia
Lớp lớp
nối nhau: Công thành .....danh toại!
Trong khói trầm lan tỏa
nghinh môn,
Bốn mùa hoa ngạt ngào
trước mộ!
Chúng con nguyện một lòng trước anh linh tiên
tổ
Vượt mọi gian nan, chí
vững gan bền;
Cùng trăm họ, muôn dân
thêm vững niềm tin
Xây cuộc đời: thêm ấm no, hạnh phúc
Bước tiếp bước, quyết đồng tâm noi gương tiên
tổ
Tay trong tay, một dạ kiên trung nối chí tiền
nhân.
Xây dựng quê hương giầu đẹp muôn phần
Kiến thiết quốc gia ngày càng.... thịnh
vượng.
Tiên tổ Anh Linh chứng cho tấm lòng hậu thế!
Từ đường tộc Cao Đăng linh thiêng muôn thuở;
Nơi cháu con “quần tụ hiếu đường”!
Tiên tổ anh linh: ngự trị muôn phương
Phù hộ cho “Cao Đăng tộc tử, tôn” Đời đời... thịnh.... vượng....
Cẩn!
Cẩn tấu! Thượng hưởng ....
TỪ ĐƯỜNG
DÒNG HỌ CAO ĐĂNG
CÔNG TRÌNH
TRI ÂN NGUỒN CỘI.
(nhân kỷ niệm
340 Dòng Họ Cao Đăng)
Con
kính bút bài thơ,
Dâng
“Cội nguồn, tiên tổ”!
Tháng
năm trôi, rêu phong phủ dầy lăng mộ,
Cao
tộc muôn đời, còn nối mạch …vang xa…
Ba trăm Bốn mươi (340) năm, lần lượt trôi qua,
Trên
đất Mân Trung: Thủy tổ khai nền, mở nghiệp;
Hậu
thế nối đời, kiên tâm vững bước
Dòng
tộc Cao Đăng, vạn đại ....trường tồn…
Để
hôm nay: Hội tụ trước Nghinh môn,
Hậu
duệ Cao Đăng khắp trăm miền: Nam, Bắc
Đón
linh khí tổ tiên truyền ban: Hồng phúc!
Con
cháu muôn đời, nghênh rước “Lộc…. tiền nhân”
Kiến
lập Từ đường, ngưỡng vọng tổ tiên;
Nhang,
xạ bốn bề tỏa thơm sớm tối!
Tòa
chính điện "Ngưỡng Thiên", thỏa
nỗi niềm mong đợi,
Đây
tấm lòng “Hậu thế kính… tiền nhân…”!
“Tứ
trụ Nghi môn” sừng sững, oai nghiêm.
Như
người lính “ngàn đời đứng gác”,
“Sân
Tiền tế” thênh thang - bao đời mong ước
Nơi
“Quần tụ hiếu đường” Báo đáp tổ tiên!
Năm
tháng trôi qua; trên dâu bể, thăng trầm
Dòng
tộc Cao Đăng, nối đời: Công thành, danh toại
Đường
học vấn tinh thông mọi lẽ
Nghiệp
kinh doanh phát triển.... trăm bề.
Chúng
con kính tâm đúc “ Đại lư hương”
Đúc
Hồng chung dâng từ đường Cao tộc;
Đồ
tế tự, sắc đồng vàng rực,
Đôi
Hạc thờ: “Chầu trước chốn linh thiêng”!
Trước
Ban thờ: cháu con thành kính dâng hương. ..
Tả, Hữu “Lưỡng Ban”:
Sáng “Đồ tế tự”
Bài vị, Long ngai, thiêng liêng muôn thuở;
Nghênh rước “Hội đồng Cao tộc” trước.... Đàn duyên.
Từ muôn phương, cháu con hội tụ đất Mân Trung
Dâng nén tâm nhang “Hiếu đường” tế tổ!
Mừng chính điện viên thành: Uy nghi, rực rỡ;
Tạ ân đức tổ tiên:
vạn thuở... cao dầy…
Lòng chúng con thêm kiêu hãnh, tự hào;
Nguồn cội tổ tông: Anh hùng - trung liệt.
Nâng bước chúng con, trên chặng đường phía trước,
Lập nghiệp xây đời, tiếp bước… tiền nhân…
Xin đón nhận khí thiêng, từ nguồn cội cha ông,
Phù hộ, độ trì cho cháu con hậu thế!
Để vượng khí tổ tông “Thế hệ truyền thế hệ”!
Cao Đăng Tộc nối đời: rạng rỡ trước….. Càn, Khôn…./.
-Hết-
Ban tổ chức Kính mời mọi người đọc và cảm nhận.
Xin cảm ơn
Phóng sự
LỄ
KỶ NIỆM 340 NĂM DÒNG HỌ CAO ĐĂNG LÀNG MÂN TRUNG
KHÁNH THÀNH NÂNG CẤP TỪ ĐƯỜNG
LỄ TẾ TỔ 14 THÁNG 7 NĂM KỶ HỢI
1/
Hình ảnh quê hương làng Mân Trung
2/
MC đọc: Trong lịch sử phát triển của đất nước,
lúc địch họa lúc thiên tai, dân tộc Việt Nam chịu bao cảnh thăng trầm thay đổi.
Để tìm phương mưu sinh, duy trì cuộc sống, một bộ phận dân cư phiêu bạt không
trở về quê hương bản quán, trong số đó có họ Cao Đăng chúng ta.
Vào
năm 1680 niên hiệu Chính Hòa, dưới triều vua Lê Hy Tông, bốn anh em họ Cao là:
Cao Đăng Bảng, Cao Đăng Đệ, Cao Đăng Đài, Cao Đăng Khoa dẫn đầu họ Cao từ tỉnh
Hải Dương về làng Mân Trung, xã Đông Lĩnh huyện Đông Sơn (nay là TP. Thanh Hóa)
tỉnh Thanh Hóa.
Từ
buổi bình minh lập làng khai ấp, ban đầu mới có họ Cao, họ Bùi, họ Nguyễn, họ
Phạm đến nay làng có 7 họ cùng lập nghiệp ở mảnh đất này, họ cùng nhau đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, đúng với cái tên thôn,
tên xóm mà cha ông đã đặt từ bao giờ: Phú – Quý - Thọ - Khang.
Nhìn
lại lịch sử dòng họ Cao Đăng ta - Đất nước có nhiều đổi thay Họ Tộc nhiều bề
phát đạt, tính đến nay họ ta đã phát triển 11 đời và tồn tại trên mảnh
đất này 340 năm.
Hôm
nay chúng ta kỉ niệm 340 năm dòng họ Cao Đăng- Mân Trung và khánh thành nâng cấp
từ đường dòng họ, đồng thời tế tổ nhân ngày mất cụ tổ Cao Đăng Bảng ngày 14
tháng 7 âm lịch.
(Âm
thanh: …)
3/ Ông Cao Đăng
Nhất- Ban tổ chức họ cao đọc Diễn văn khai mạc
4/ Ông Cao Đăng
Thăng - Ban tổ chức họ cao đọc Diễn văn kỉ niệm.
Kính
thưa: - Cao Tộc,
–
Kính thưa các vị khách quý,
– Kính thưa
các ông, các bà cao niên dòng họ Cao Đăng, thưa bà con cô bác, con cháu xa gần, đã hiện diện tại đây.
Hôm nay chúng ta họp mặt tại nhà thờ để chào mừng ngày khánh thành
nhà thờ họ Cao được cải tạo nâng cấp mới, đồng thời làm giỗ cụ tổ Cao Đăng Bảng
(ngày 14/7). Đặc biệt, toàn thể con cháu hậu duệ họ Cao làm lễ kỷ niệm 340 năm
dòng họ Cao Đăng (1680-2020).
Được sự phân công của Ban tổ chức, tôi xin trình bày một số tư liệu lịch sử
của Dòng họ 340 năm qua. Với tư cách là người chép sử của Dòng họ, chúng tôi muốn
nhân dịp này chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử đã đi qua, để thấy
được sự phát triển không ngừng của dòng họ. Từ đó nhân lên niềm tự hào, mình là
con cháu Dòng họ Cao Đăng.
VỀ NGUỒN
GỐC DÒNG HỌ VÀ VIỆC LẬP GIA PHẢ
Từ đây, năm 1680, họ ta đã ra đời, có 2
chi: chi Nhất là cụ Cao Đăng Bảng và em
kế là ông Cao Đăng Đệ, chi Nhì là ông Cao Đăng Đài.
Từ khi lập họ đến nay, các cụ đã để lại cho con cháu những di sản
quí báu đó là: Quyển gia phả bằng chữ Hán, ba gian nhà gỗ bằng lim, tường xây,
ngói lợp khang trang mát mẻ, là nơi thờ phụng tổ tiên, ngày giỗ tết con cháu tập
trung bàn những công việc lớn nhỏ trong họ, việc họ được duy trì đến nay đã được
340 năm, là niềm tự hào của dòng họ chúng ta.
Về việc thiết
lập gia phả:
Gia phả của họ được lập bằng chữ Hán. Năm 1962, Gia phả, đã được dịch
ra chữ Quốc ngữ do ông Cao Đăng Hán và Cao Đăng Tiệp dịch, ông Cao Đăng Vỹ ghi chép
lại, từ đó con cháu mới biết rõ hơn về nguồn gốc tổ tiên của mình.
Gia phả đã được tu chỉnh 5 lần, lần thứ 5 vào năm 2011, Gia phả đã
được biên tập, biên soạn đồng thời chỉnh sửa bổ sung các đời, viết tiếp đời thứ
Chín, đời thứ Mười cho phù hợp giai đoạn hiện nay và in ấn phát hành, hầu như mỗi
gia đinh đều có quyển này.
5/
MC đọc: Khi di cư vào đất Thanh Hoá tổ tiên họ
cao Đăng ta là những người có công thành lập làng Mân Trung, đó là các ông Cao
Đăng Bảng, (chức quan viên), Cao Đăng Đệ (chức quản thủ), ông Cao Đăng Đài và
ông Cao Đăng Khoa các ông cùng ký vào khoán ước của làng vào năm 1696 (bởi khi
xưa các ông tổ ở các họ đến sinh cơ lập ấp, lập làng đều phải có chấp bằng địa
bạ khoán ước minh bạch)
Cụ
Cao Đăng Bảng là người có tiếng trong làng, đã làm thủ khoán làng văn, ông lại
có sắc phong của nhà nước “Chánh đội trưởng Phó thiên hộ” và trở thành tiên chỉ của làng.
Nối
tiếp các đời nhiều người được vua ban sắc phong, được dân bầu giữ các chức vị ở
địa phương như Hương mục, Lý trưởng…họ đều có công xây dựng quê hương, họ tộc.
Trong
thời kỳ chống Pháp họ ta có 20 người tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến,
người đi dân công, người vào quân đội, người làm nghĩa vụ quốc tế vv…
Thời
kỳ chống Mỹ họ ta có trên 60 người tham gia quân đội, 11 người anh dũng hy sinh
trở thành liệt sỹ, 7 người là thương binh, bệnh binh, 2 gia đình có mẹ được nhà
nước phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng” là bà Trần Thị Toái và bà Phạm
Thị Ven, nhiều người mang quân hàm Trung Cao cấp trong các lực lượng vũ trang,
công an, quân đội. Một số là cán bộ Trung ương. Nhiều người nắm giữ những vị
trí chủ chốt của chính quyền, các ngành, giám đốc, phó giám đốc các ngành các đoàn
thể cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, và được nhà nước trao thưởng huân huy chương
các loại. Những đóng góp đó, những thành tích đó, những người con của dòng họ
Cao Đăng - Mân Trung đã góp phần xứng đáng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất
nước, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dòng tộc.
Về
văn hóa giáo dục, đến nay họ Cao Đăng ta có trên 70 người
có trình độ từ Cao đẳng đến Tiến sỹ, có 1 tiến sỹ và 9 thạc sỹ, Tiến sỹ là ông
Cao Đăng Mạnh, có gia đình cả nhà đạt trình độ đại học, hàng năm ban khuyến học
dòng họ tổ chức khen thưởng động viên các cháu đạt thành tích trong học tập và
tuyên truyền giáo dục con cháu biết hướng về nguồn cội.
Uống
nước nhớ nguồn
Từ
năm 2005 tộc trưởng ông Cao Đăng Kỳ và ông tiến sỹ Cao Đăng Mạnh đã có ý tưởng
lập bia xây lăng để tri ân tiên tổ. Ban tổ chức dòng họ Cao đã vận động cháu con trong
họ đóng góp bạc tiền, công sức tập trung xây dựng, khu lăng mộ bề thế trang
nghiêm gồm: Nhà bia, bia đá ghi thân thế sự nghiệp của các cụ tổ họ Cao, 3 ngôi
mộ tổ và bia ghi danh 11 liệt sỹ và 2 “Mẹ Việt Nam anh hùng”. Đây là niềm tự
hào của con cháu họ Cao Đăng tri ân tiên tổ.
Hàng
năm cứ đến ngày húy kỵ các bậc tiền nhân, các thế hệ Cao Đăng lại kính cẩn dâng
hương đăng, trà quả thắp nén hương thơm thể hiện lòng thành kính với tiên tổ.
Hương
không lạnh, khói không tàn! Việc thờ cúng tổ tông được đời nối đời, đến đời thứ
Sáu chi 1 cành 1 là ông Cao Đăng Đãi, họ ta đã đóng góp xây dựng nhà thờ. Năm
1947, họ đã làm nhà thờ 3 gian bằng gỗ lim, tọa lạc trên mảnh đất 6 thước của họ
tại thôn Phú làng Mân Trung.
Từ
những năm 1994 đến hết năm 2018 qua từng giai đoạn, họ đã đóng góp được gần 200 triệu đồng, số tiền
này làm lại cổng nhà thờ, lát gạch nhà thờ, làm mới 3 bộ cửa chính, mua sắm bàn
thờ và các đồ dùng trong việc lễ tế, nhà thờ này tồn tại hết năm 2018. Trong
giai đoạn này theo nguyện vọng của cháu con họ tộc Ban gia tộc đã đề nghị và được
chính quyền làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 112m2
là đất nhà thờ họ để cả họ yên tâm tôn tạo nhà thờ phục vụ thờ cúng tổ tiên.
Đầu
năm 2019, được sự thống nhất của đa số con cháu trong họ về việc trùng tu tôn tạo
nhà thờ, nhà thờ được nâng cấp thành 2 tầng, tầng 2 là nơi phụng thờ tiên tổ, tầng
1 làm nơi tế lễ hội họp của cả họ. Nâng cấp nhà thờ họ lần này là mỗi đinh đóng
góp 1 triệu đồng, còn lại là tiền do các cá nhân cung tiến, người ít là 2 trăm
ngàn, người nhiều thì 30, 45 triệu đồng, tổng kinh phí đóng góp và cung tiến họ
thu về trên 655 triệu đồng, trong đó hội họ Cao tại TP. Hà Nội cung tiến 10 triệu
đồng.
Nhà
thờ mới 2 tầng khang trang đẹp đẽ, tầng 2 vẫn nếp nhà gỗ cũ 3 gian, lợp ngói
mũi hài, đỉnh mái có đắp “lưỡng long chầu nguyệt”, tuy 2 tầng nhưng tầng 2 vẫn
giữ được nét cổ kính tôn nghiêm, bên trong phần nội thất nhà thờ bao gồm các
ban thờ: chính giữa là Cao tộc, bên phải là thờ thổ công, bên trái là thờ Bà cô
tổ, có hoành phi câu đối bài trí trang nghiêm.
Cùng
với nhà thờ tổ, con cháu các chi các cành cũng đóng góp xây dựng nhà thờ cấp
cành, như nhà thờ cành 2 chi 2, cành 3 chi 2.
Tất
cả đều thể hiện lòng thành kính biết ơn với bậc tiên tổ đã chở che, phù hộ cho
cháu con có được cuộc sống an lành, thịnh vượng, hạnh phúc như ngày hôm nay.
Những thành công trong 340 năm qua,
trước hết là sự nỗ lực tinh thần trách nhiệm của Ban Tổ chức các thời kỳ, sự hưởng
ứng của con cháu trong họ ta.
Để Dòng họ không ngừng phát triển,
đi lên, một số nhiệm vụ cần làm là: Ban
Tổ chức họ dưới sự chỉ đạo của Trưởng Tộc, phải luôn luôn được kiện toàn, nhiệt
tình với công việc họ, không quản thời gian, công sức, trí tuệ, có tâm và có tầm. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến các bậc lão thành, những người tâm huyết và bà con
trong họ để duy trì hoạt động Từ đường. Ngược lại, con cháu trong họ, cũng phải
quan tâm đến sự phát triển của dòng họ, coi việc họ như là việc gia đình mình.
Tiếp tục duy trì hoạt động của Hội
khuyến học khuyến tài, hỗ trợ những gia đình khó khăn, tạo điều kiện cho con
cháu học hành tiến bộ.
Các hoạt động thường xuyên
khác như nghiên cứu sưu tầm công đức Tổ tiên, tiếp tục biên soạn tộc phả,
bổ sung những thay đổi của từng gia đình vào Tộc phả, kết nối dòng họ, vinh
danh nhân tài, vinh danh người có công với việc họ tộc, phát huy những kinh
nghiệm tốt có được từ thực tiễn hoạt động trong 340 năm qua.
6/ Ông Thăng đọc lời kết Diễn văn
Kỷ niệm 340 năm thành lập dòng ho Cao Đăng. Chúng ta hướng về Tổ tiên, càng tự hào với các vị tiền bối bao nhiêu, các thành viên trong họ, các con cháu họ Cao, càng ý thức được trách nhiệm và tâm huyết của mình, tìm về cội nguồn, tri ân Tổ tiên. Đó chính là sức mạnh kết nối phát triển Dòng họ ngày càng lớn mạnh, gắn bó anh em trong tình đồng tộc, sẻ chia, đồng tâm đồng thuận, chuyển giao giữa các thế hệ để cùng nhau giữ gìn phát huy truyền thống rất đỗi tự hào của dòng họ Cao Đăng.
Những thành công hoạt động
việc họ có được trong 340 năm qua, thật xứng đáng để cả tộc họ Cao, vui mừng kỷ
niệm, cùng nhau chúc mừng những việc đã làm tốt, chỉ ra những bài học cần thiết,
để tất cả các con cháu, tiếp tục hướng tới mục tiêu đoàn kết cùng nhau
trong dòng tộc, nối tiếp truyền thống Tổ tiên, xây dựng và phát triển dòng Họ
Cao mãi mãi trường tồn, giữ gìn truyền thống Tổ tiên danh thơm muôn thuở.
Kính
chúc các quí vị đại biểu, các vị khách quí và toàn thể bà con cô bác anh chị em
họ Cao cùng toàn thể các gia đình: sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
7. Ông Cao Đăng Nhất giới thiệu ông Lê Bá
Tuyển - Tổng Thư ký Hội di sản Thanh Hóa. tỉnh Thanh Hóa đọc Chúc văn và mời
ban nghi lễ dòng họ cùng tham gia thực hiện.
8/ Ông Lê Bá Tuyển - Tổng Thư ký Hội
di sản Thanh Hóa. tỉnh Thanh Hóa đọc Chúc văn
Âm nhạc tấu nhạc
Duy!
Việt Nam quốc! Thanh Hóa tỉnh! Thanh Hóa thành phố,
Đông Lĩnh xã, Mân Trung thôn.
Linh thiêng Từ đường Cao Đăng tộc
Tuế thứ: Kỷ Hợi niên; Thất nguyệt, Thập Tứ nhật!
Tín chủ chúng con là:
Cao Đăng Kỳ - Trưởng tộc Cao Đăng
Cùng Nam nữ, tử tôn
nội ngoại Hậu duệ tộc Cao Đăng
Tu thiết lễ nghi, Khấu đầu cẩn, cẩn... tấu!
Cung thỉnh: Cao
tằng tổ khảo! Cao tằng tổ tỷ!
Cung thỉnh: Anh linh các bậc tiền nhân, tiên tổ Dòng tộc
Cao Đăng
Chúng con Kính Nghĩ!
Nhà: có Linh khí gia tiên! Nước: có hồn
thiêng sông núi...!
Ơn
tiên tổ cội nguồn, cháu con nối đời hương khói,
Để “Gia đạo, gia lễ, gia phong” truyền mạng
mạch muôn... đời.
Lẽ đời:
Mộc xuất thiên chi do hữu bản; Thủy lưu vạn
phái tổ tòng nguyên.
Nghĩa là :
Cây nảy nghìn cành do có gốc;
Nước chảy muôn phương bởi có nguồn
Gốc có vững, cây mới khỏe cành xanh lá;
Nguồn có sâu, nước mới biển rộng sông dài
Tiên tổ cội nguồn là ánh sáng ban mai
Để hậu duệ đón linh khí như ngàn dòng.... sữa mẹ.
Gốc nhân trồng: nên
cháu con thịnh vượng;
biết cách cùng nhau xử thiện
Ba bề,
Nguồn đức khơi: để hậu duệ thêm dài,
Khiến Ngũ phúc giữa đời... gồm đủ.
Chuyện xưa còn đó!
Từ
Hải Dương, Thủy tổ vào xứ Thanh lập
nghiệp,
Đệ
nhất Chính Hòa niên - vào buổi Lê
triều.
Lật trang quốc sử :
Biết dòng họ Cao Đăng học vấn tinh thông
Ngẫm truyền thống quê hương;
Thấy Thủy tổ được Vua ban chức: Chánh
đội trưởng, phó thiên hộ.
Kế thế tiền nhân, nối đời chiếm giữ: Vị
trí quan viên, chức dịch trong làng
Mừng hôm nay!
Nhờ hồng phúc tổ tiên phù trợ,
Hậu duệ tộc Cao Đăng lớp lớp trưởng
thành;
Bản lĩnh kiên cường, trí tuệ thông
minh;
vững
chân bước trên con đường ...lập nghiệp.
Đường học vấn:
tinh
thông mọi lẽ; nghiệp kinh doanh phát triển trăm bề
Có hạnh phúc hôm nay; Ân tiên
tổ tử tôn khắc cốt;
Đón ngày mai thêm no, thêm ấm; Đức tiền nhân, hậu thế ký tâm!
Đây nền nhân, đây gốc nghĩa, do Tổ tiên gây
dựng mà nên
Này lá ngọc, này cành vàng: bởi công đức chất
chồng.... mới có
Với tấm lòng tri ân
Tiên Tổ,
Chúng con:
Đã qui tập Mộ phần của các bậc tiền nhân,
Tôn tạo Lăng, Bia: uy nghi,
đường bệ
Tròn đạo Hiếu của cháu con hậu duệ
Thật xứng tầm với công đức
...Tổ tiên
Từ xa xưa:
Hậu duệ đã dựng Từ đường khói hương phụng thờ
Kế thế: nhất tâm, đời đời cung kính
Năm tháng trôi qua, nắng mưa dầu dải
Ngôi từ đường đã bị phong hóa muôn phần
Không còn xứng với cội nguồn ... tiên tổ.
với
công đức tiền... nhân.
Chúng con nhất tâm chọn từng viên ngói, viên
gạch...
Kén thợ có tay nghề cao, lại có tâm hướng thiện;
Tham gia kiến thiết Từ đường, trong tâm thức:
kính tổ tiên.
Tìm người chữ tốt, văn hay; soạn thảo Hoành
phi, Câu đối,
Sơn son thiếp vàng, cho Hương án tăng thêm nét tôn kính,
thanh tao
Ơn Trời, Đất che chở ;
Nhờ hồng phúc Tổ Tiên phù hộ;
Ngôi từ đường đã hoàn thành viên mãn ;
Như tấm lòng "hậu thế kính.... tiền.... nhân"
Hôm nay:
Nhằm buổi đẹp trời,
kén giờ hoàng đạo
Chúng con kính cẩn hành lễ nghi:
- Khánh thành Cao Đăng tộc Từ đường ;
- Kỷ niệm 340 năm dòng tộc Cao Đăng nối dài... hậu duệ.
Xin kính cẩn dâng tuần Đại lễ; Báo
đáp ơn xưa Tiên Tổ linh thiêng!
Tấm lòng thành thắp một tuần nhang; Con cháu kính cội nguồn..
tiên tổ
Kính Nhớ:
Từ buổi Thủy tổ vào Thanh
khai nền, dựng nghiệp
Trải Ba trăm Bốn mươi (340)
năm lần lượt đi qua
Từ một thân nhân, nay có hơn
300 xuất Đinh: nảy lộc khai hoa
Từ một quê hương, nay có cả trăm miền... lập
nghiệp.
Từ một thân nhân dựng nền, mở đất
Nay Tộc
Cao Đăng có cả Một nghìn người.
Tự hào thay:
Đất Đông Lĩnh "chiều lòng thủy tổ"
danh tiếng Cao Đăng vang khắp mọi miền
Quê Mân Trung " Chim đậu đất lành"
kế thế cháu, con thảy đều phương trưởng.
Giữ chức vị chức danh quản lý; sáng danh là Cán bộ Trung ương.
Đảm nhiệm chức
danh: Trưởng huyện Công an,
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Trong chiến tranh vệ
quốc :
Tộc Cao Đăng: "Góp nước làm sông,
góp đèn làm rạng".
Trai tráng tòng quân: bảo vệ non sông, gìn giữ
cơ đồ.
Dòng máu đỏ tươi, tô thắm Quân Kỳ;
Nguồn sữa trắng trong, nuôi dòng Cao tộc.
Hai (2) bà mẹ Việt Nam anh hùng; Sưởi ấm 11
hương hồn liệt sỹ.
Nhiều thương binh, Thanh niên xung phong chống
Mỹ.
Để lại một phần xương thịt, chiến trường xa
Xã tắc bình yên, vang khúc khải hoàn ca
Tộc Cao Đăng kiêu hãnh, tự hào: đã góp nhiều....
xương máu.
Trong hòa bình dựng
xây đất nước:
Tộc Cao
Đăng vững bước kiên cường
Con, cháu
được chọn vào: Quân đội, Công an
Phấn đấu
không ngừng: Có hàng chục sỹ quan ...Trung Cao cấp.
Học vấn, học
hàm: Cử nhân, Thạc sỹ
Tiến sỹ Y
khoa, dạng danh tiên tổ
Con cháu vươn
xa, lập nghiệp tận... trời Tây.
Kinh tế nâng
cao, cuộc sống đủ đầy
người người ấm
no, nhà nhà Cát khánh!
Xin kính cẩn
báo công trước tiên tổ hôm nay:
Thành tựu ấy,
là nén Tâm nhang: Dâng cội nguồn... tiên liệt.
Trong trầm mặc trang nghiêm, Giữa khói trầm nghi ngút;
Chúng con:
Mượn khói nhang thỉnh tới Hoàng thiên !
Nhờ trống phách tấu trình.... Bản thổ
Kính
cẩn cung nghinh: Bát hương, Thần vị ;
Dâng
Ban thờ: Cao Đăng tộc Từ....đường.....
Thật là:
Mừng bao năm: “Khổ tận cam lai”;
Vui mấy độ:
"Châu về Hợp phố".
Trước chính tẩm từ đường Cao tộc;
Con, cháu muôn nơi“ Quần tụ hiếu đường”
Một
lạy này! Xin ghi nhớ ơn sâu Tổ tiên- như Đông Hải đại ;
Một
lạy này! Xin dâng nghĩa nặng lên công đức
ông cha - tựa Thái Sơn cao .
Trên ban thờ :
Chúng con kính cẩn dâng lên:
Trà quả hương đăng, mãn đàn phẩm vật;
Bánh kẹo, sôi gà, Phù lưu, thanh chước;
Bạch Lạp sáng
bừng, lấp lánh đàn duyên
Chúng con Thỉnh cầu!
Anh linh tổ tiên đang ngự nơi đầu mây, cuối
gió
Phù hộ, độ
trì cho con cháu khắp gần, xa
Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh: phủ khắp toàn gia
Lớp lớp nối nhau: Công thành .....danh toại!
Trong khói trầm tỏa lan nghinh môn,
Bốn mùa hoa ngạt ngào trước mộ!
Chúng con
nguyện một lòng trước anh linh tiên tổ
Vượt mọi gian nan, chí vững gan bền;
Cùng
trăm họ, muôn dân thêm vững niềm tin
Xây cuộc đời:
thêm ấm no, hạnh phúc
Bước tiếp bước,
đồng tâm noi gương tiên tổ
Tay trong
tay, một dạ kiên trung nối chí tiền nhân.
Xây dựng quê
hương giầu đẹp muôn phần
Kiến thiết quốc
gia ngày càng.... hưng thịnh.
Tiên tổ Anh
Linh chứng cho tấm lòng hậu thế!
Từ đường tộc
Cao Đăng linh thiêng muôn thuở;
Nơi cháu con
“quần tụ hiếu đường”!
Phù hộ cho
“Cao Đăng tộc tử, tôn” Đời đời... thịnh....
vượng....
Cẩn, Cẩn tấu! Thượng hưởng ....
Âm
thanh Tấu nhạc
9/
Lời Cảm ơn của Ban Tổ chức, mời cháu con thắp hương Tiên tổ
10/ MC đọc: Trong hào khí linh thiêng
Trong
làn khói hương lan tỏa
Trước
anh linh tiên tổ
Kính
cẩn trước án thờ, chúng con thắp nén tâm hương để khói bay lên 9 tầng trời, tàn
rơi về 10 phương đất, cúi lạy tổ tông, để anh linh tiên tổ phù hộ cho con cháu
Cao Đăng được hưởng phúc ấm đến muôn đời.
11/
Con cháu thắp hương Tiên tổ
12/
Văn nghệ chào mừng thành công lễ kỷ niệm
13/
Hình ảnh liên hoan ẩm thực
14/
Pháo hoa kết thúc buổi lễ./.
Phóng sự Video này đã được đưa lên trang YOUTUBE, mọi người vào youtube mục tìm kiếm gõ: "le ky niem 340 nam nhà thơ dong ho cao dang" là xem được.